Thiết lập nhiệt độ không phù hợp khi sử dụng máy sấy quần áo
Khi quần áo được sấy ở nhiệt độ quá cao, những vết ố vàng sẽ bắt đầu xuất hiện, phom dáng quần áo và chất vải cũng bị biến đổi. Chính vì vậy, bạn nên xem hướng dẫn cụ thể về cách điều chỉnh nhiệt độ sấy cho từng loại vải riêng biệt. Bạn hãy lưu ý điều này để bảo vệ trang phục một cách tối ưu nhất nhé!
Cho quá nhiều/quá ít quần áo vào máy sấy
Khi sử dụng máy sấy quần áo, bạn nên chú ý đến sức chứa quần áo của thiết bị thông qua thông số về trọng lượng. Bạn chỉ nên cho quần áo vào khoảng ¾ lồng sấy để đảm bảo hiệu quả khi sấy. Nếu cho ít hơn sẽ gây lãng phí và hao tổn điện năng, nhưng nếu cho nhiều hơn, máy sấy sẽ bị quá tải và quần áo sẽ dễ bị biến dạng, không thực sự khô hoàn toàn.
Bạn có thể tham khảo qua:
- Máy sấy dưới 8kg
- Máy sấy từ 8kg - 9kg
- Máy sấy từ 9kg - 10kg
- Máy sấy trên 10kg
Chỉ sử dụng 2 - 3 chức năng sấy quen thuộc
Không phải ngẫu nhiên mà các hãng sản xuất lại tích hợp thêm cho máy sấy quần áo nhiều tính năng hỗ trợ ưu việt. Trước khi sử dụng máy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về chức năng và cách sử dụng của từng tính năng. Điều này sẽ giúp bạn “thấu hiểu” hơn về thiết bị tiện ích nào, dễ dàng chọn được chế độ phù hợp trước từng loại vải khác nhau. Mỗi tính năng sẽ mang đến cho bạn những tiện ích khác biệt, hãy cố gắng để tận dụng hết nhé! Trở thành “master” cho những thiết bị gia dụng trong gia đình cũng là một điều gì đó rất “cool” đấy!
Để quần áo quá lâu trong lồng sấy
Sau khi thực hiện xong một chu trình sấy, máy sấy quần áo vẫn tiếp tục tỏa nhiệt dù động cơ đã ngắt. Điều này sẽ khiến cho quần áo của bạn tiếp tục bị co lại do dư nhiệt. Để hạn chế tình trạng đó, bạn đừng “ngâm” quần áo trong máy sấy quá lâu nhé. Tốt nhất, hãy lấy quần áo ra khỏi thiết bị và treo thẳng thớm vào tủ ngay sau khi sấy xong.
Sử dụng máy sấy mà không có bóng sấy quần áo
Bóng sấy là một vật dụng có khả năng giúp cho quần áo không bị xoắn rối vào nhau, hạn chế nếp nhăn, tĩnh điện, tăng cường tốc độ sấy, giảm thiểu thời gian sấy và đảm bảo độ bền cho trang phục. Không có bóng sấy, bạn vẫn có thể sử dụng máy sấy quần áo như thường, nhưng nếu đã thử sử dụng bóng sấy lần đầu, bạn nhất định sẽ sử dụng lại cho nhiều lần sau đó.
Bỏ qua việc vệ sinh máy sấy quần áo theo định kỳ
Nếu bạn không vệ sinh máy sấy quần áo theo định kỳ, xơ vải cũng như cặn bẩn tích tụ lâu ngày bên trong máy sấy sẽ khiến cho thiết bị dễ gặp phải tình trạng cháy nổ. Đồng thời, điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của quần áo được sấy và sức khỏe người dùng. Để điều đó không xảy ra, bạn nên vệ sinh máy sấy quần áo ít nhất là 1 lần trong 1 tháng nhé! Một số dòng máy sấy hiện nay còn được tích hợp chế độ vệ sinh tự động rất tiện lợi.
Sấy quần áo bị dính dầu mỡ hoặc keo
Trước khi cho quần áo vào máy sấy, bạn nên kiểm tra quần áo lại một lần nữa để chắc chắn rằng không có vết bẩn dầu mỡ hoặc vết dính keo nào. Vì những loại vết bẩn này sẽ khiến cho quần áo sau khi sấy bị bẩn hơn, thậm chí còn có mùi cháy khét khó chịu. Hãy lưu ý thật kỹ về điều này nhé!
Mặc quần áo ngay sau khi vừa sấy xong
Sợi vải trên quần áo thường sẽ bị dãn ra và có nếp nhăn khi nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, bạn hãy đợi để quần áo trở về với nhiệt độ bình thường rồi hãy sử dụng nhé! Ngoài ra, khi mua máy sấy quần áo, bạn có thể ưu tiên chọn mua máy sấy được tích hợp thêm tính năng “làm nguội” nhanh chóng, như vậy sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Sử dụng máy sấy quần áo liên tục trong ngày
Nhiều người thường có thói quen sử dụng máy sấy quần áo liên tiếp để sấy khô vào những ngày trời mưa, trời âm u, đặc biệt là những gia đình có em bé. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Sau một chu trình sấy, thiết bị đã rất nóng và cần được “nghỉ ngơi”, giảm nhiệt thì mới sẵn sàng cho lần sấy tiếp theo. Nếu bạn sử dụng máy sấy liên tục, thiết bị sẽ dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát nhiệt độ, nhiệt độ nóng lên quá mức, rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ.
Tham khảo thêm top 4 máy sấy được yêu thích nhất tại Điện Máy Thành Công VN nhé!